3D TECHNOLOGY

3D TECHNOLOGY

 CÔNG NGHỆ 3D

Công nghệ in 3D không quá phức tạp như bạn nghĩ, đơn giản mà nói đây là một quá trình sản xuất các chất liệu (nhựa, kim loại hay bất kỳ thứ gì khác) theo phương cách xếp từng lớp với nhau để tạo nên một vật thể 3 chiều.

Tùy vào cách thức xếp chồng và xây dựng mô hình 3D và vật liệu cấu thành, công nghệ in 3D được phân thành 3 nhóm chính sau:

  • Công nghệ in 3D sử dụng vật liệu in 3D dạng nhựa dẻo và phi kim loại.
  • Công nghệ in 3D từ vật liệu kim loại.
  • Công nghệ in 3D sử dụng vật liệu hữu cơ.

Sau một thời gian phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, in 3D dần dần được phổ biến và giảm giá thành. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp rất nhiều đồ dùng trong cuộc sống sử dụng công nghệ in 3D như đồ chơi trẻ em, chi tiết máy móc, ốp lưng điện thoại, răng giả… với giá bán rất rẻ và cạnh tranh.

Có thể nói rằng, công nghệ in 3D không hề có giới hạn, bạn có thể in bất kỳ đồ vật, chi tiết, vật thể nào mà bạn có thể nghĩ ra. Có lẽ giới hạn duy nhất chính là tưởng tượng của con người mà thôi.

Điều này chứng mình một điều rằng, in 3D sẽ là tương lai của thế giới khi tất cả những gì phục vụ cho đời sống của con người sẽ gắn liền với 4 chữ “công nghệ in 3D“.

Công nghệ scan 3D là một quá trình xác định hình dạng bề mặt của vật thể trong không gian ba chiều để tạo ra mô hình kỹ thuật số 3D. Scan 3D đã mở ra một bước ngoặt mới trong công nghệ 3D, bất kỳ mô hình vật chất nào tồn tại trên thế giới đều có thể mô hình hóa bằng dữ liệu kỹ thuật số chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Công nghệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, khảo cổ học, y tế đến giao thông, xây dựng…

Phần lớn cơ sở sản xuất ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm còn hạn chế. Do vậy, ứng dụng công nghệ scan 3D sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm.

Ứng dụng thiết kế ngược

Ứng dụng đầu tiên của công nghệ scan 3D là thiết kế ngược. Từ một vật thể mẫu, công nghệ scan 3D sẽ giúp tái tạo lại mô hình trên máy một cách chính xác. Sau đó, doanh nghiệp có thể cải tiến mẫu mã để sẵn sàng đưa vào sản xuất.

Ứng dụng để đo kiểm sản phẩm

Thông thường, sản phẩm sau khi sản xuất xong sẽ phải trải qua bước kiểm tra chất lượng, quy cách để đảm bảo đúng yêu cầu. Với vật có bề mặt phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao, công nghệ scan 3D sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được khâu kiểm soát đầu ra để tạo lợi thế cạnh tranh.

Công nghệ scan 3D đã có mặt tại Việt Nam

Trên thế giới, công nghệ này không còn xa lạ với nhiều loại máy scan ở các mức giá khác nhau. Trước đây, chi phí để đầu tư hệ thống scan 3D ở Việt Nam khá cao nhưng những năm trở lại đây, với việc nhiều hãng scan 3D gia nhập vào thị trường Việt Nam đã giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận công nghệ này với giá thành cạnh tranh hơn.

Hai công nghệ mới này có thể tạo ra các sản phẩm như mong muốn một cách diệu kỳ, thú vị. Không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu về chi phí sản xuất.